Gỗ tự nhiên được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất. Xưa nay mọi người khi nhắc đến gỗ tự nhiên thường nghĩ ngay đến gỗ tự nhiên là gỗ lấy từ cây rừng thiên nhiên nhưng ít người hiểu được đặc tính riêng của từng loại gỗ. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được tất cả các loại gỗ, cũng như công dụng của nó trong lĩnh vực nội thất.
Có 4 loại gỗ thông dụng trong nội thất: Gỗ sồi, gỗ cao su, gỗ tràm, gỗ thông.
1. Gỗ sồi tự nhiên
1.1 Khái niệm, đặc điểm gỗ sồi:
Cây sồi trong tự nhiên
- Cây sồi có tên tiếng Anh là Oak, là loại cây thân cổ thụ và có kích thước rất lớn sống trong khu vực hàn đới hoặc khu vực nhiệt đới như châu Á, châu Mỹ. Các loài sồi có lá mọc vòng, với mép lá xẻ thùy; một số loài có mép lá xẻ khía răng cưa hay mép lá nguyên. Với đặc tính thân to và chất gỗ chắc chắn. “Gỗ sồi” trở thành một trong những chất liệu quen thuộc nhưng chưa bao giờ hết “hot” trong giới nội thất Việt Nam.
- Sồi không những mang đến chất gỗ vô cùng chất lượng, rất khó bị phá hủy bởi mối mọt hay côn trùng mà người ta còn thích nó bởi màu sắc vô cùng bắt mắt. Gỗ sồi có 2 loại là gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ. Nhưng phổ biến nhất vẫn là gỗ sồi trắng. Nội thất bằng gỗ sồi mang lại một cảm giác vô cũng hài hòa với tự nhiên nhưng lại mang nét trẻ trung, hiện đại.
1.2 Ứng dụng của gỗ sồi trong nội thất:
- Tuy nhiên, đa phần các sản phẩm nội thất người ta đều chọn giải pháp không làm hết các chi tiết, bộ phận của sản phẩm đều bằng gỗ sồi mà thay thế bằng một loại gỗ khác có đặc tính phù hợp với bộ phận đó để giảm giá thành.
- Gỗ sồi còn là chất liệu thông dụng để dùng làm Veneer cho các loại gỗ công nghiệp hoặc các loại gỗ khác kém chất lượng hơn. Veneer là dán một lớp gỗ tự nhiên thật mỏng lên bề mặt của các loại gỗ khác. Nhờ vậy, mà giá thành các sản phẩm Veneer gỗ tự nhiên sẽ có giá mềm hơn so với các sản phẩm làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên. Chất lượng của các sản phẩm Veneer cũng tốt hơn và trong đẹp hơn so với các sản phẩm hoàn toàn làm bằng công nghiệp.
- Gỗ sồi đa phần người ta sẽ sử dụng để làm bề mặt như mặt bàn sofa, bàn ănvì tính thẩm mỹ cao.
2. Gỗ cao su tự nhiên
2.1 Khái niệm, đặc điểm gỗ cao su:
Cây cao su trong tự nhiên
Cây cao su xưa nay được biết đến nhiều với công dụng là lấy nhựa để sản xuất lốp xe, găng tay y tế và một số sản phẩm khác. Nhưng ngoài ra cây cao su còn cung cấp một lượng gỗ vô cùng dồi dào và mang lại giá trị kinh tế lớn đối với những vùng trồng cao su.
2.2 Ứng dụng của gỗ cao su trong làm đồ nội thất:
- Gỗ cao su có thớ gỗ dày, màu mắc vô cùng bắt mắt và chất gỗ vô cùng bền bỉ, rất chắc và khá nặng tay. Đây là cũng là nguyên liệu vô cùng phổ biến trong nội thất.
- Gỗ cao su có tính chịu lực rất cao nên thường được sử dụng làm chân bàn, chân ghế, chân giường, chân tủ,…
- Dùng Veneer cho các loại gỗ công nghiệp để tăng giá trị sản phẩm.
3. Gỗ tràm tự nhiên
3.1 Khái niệm, đặc điểm gỗ tràm:
Cây gỗ tràm trong tự nhiên
Cây tràm có tên tiếng Anh là Acacia, là loại cây có rất nhiều ở Việt Nam. Cây gỗ tràm có kích thước nhỏ hoặc trung bình. Có 2 loại là thân bụi và thân gỗ, vỏ ngoài mỏng xốp và có rất nhiều lớp, cao từ 10m đến 15m hoặc một số cây có thể đạt đến chiều cao 20m. Đường kính từ 6 đến 14cm đối với những cây dùng làm cừ đối với những cây dùng làm cừ trng xây dựng. Còn đối với gỗ dùng làm trong nội thất thì đường kính 40 – 60cm.
3.2 Ứng dụng của gỗ sồi trong nội thất
– Gỗ tràm được sử dụng vô cùng nhiều trong nội thất do giá thành thấp, hầu như là loại gỗ tự nhiên có giá thành thấp nhất. Tuy nhiên chất gỗ cũng được đánh giá ở mức trung bình, khá.
– Gỗ tràm được ứng dụng khá rộng rãi trong nội thất. Nó có thể dùng làm giường ngủ, bàn ăn, ghế ăn, ghế sofa hay tủ quần áo,…
– Tuy giá thành rẻ nhưng nội thất gỗ tràm nếu biết cách sử dụng thì thời gian sử dụng sẽ rất lâu và đem đến những trải nghiệm khá tốt.
4. Gỗ thông tự nhiên
4.1 Khái niệm, đặc điểm gỗ thông
Cây gỗ thông trong tự nhiên
Cây thông có tên khoa học là Pinaceae. Là loại cây thân to, cổ thụ, tán lá rộng, thích hợp với khí hậu ôn đới. Độ chắc của gỗ nhìn chung khá ổn và màu gỗ trông đẹp mắt. Giá thành thấp.
4.2 Ứng dụng của gỗ sồi trong nội thất:
– Giống như các loại gỗ trên, gỗ thông cũng có thể chế tác thành nhiều món nội thất.
– Gỗ thông thích hợp làm các bộ phận nội thất không phải là bộ phận chịu lực chính vì nó rất dễ công vênh.
5. Cách phân biệt các loại gỗ: gỗ sồi, gỗ cao su, gỗ tràm, gỗ thông
Cách phân biệt các loại gỗ này là vân gỗ:
Loại gỗ | Đặc điểm vân gỗ |
Gỗ sồi | Màu gỗ màu vàng sáng, tom gỗ to và đều có dạng hình elip, bản to như hình ngọn núi |
Gỗ cao su | Màu vàng nhạt có chút ánh hồng, vân gỗ loan dầu và cực kỳ mịn |
Gỗ tràm | Màu sắc không đều nhau, sắc thái đậm nhạt không thống nhất do trên vân gỗ có rất nhiều mắt, dẫn đến tính kém thẩm mỹ so với các loại gỗ khác |
Gỗ thông | Có nhiều sắc thái màu sắc nhưng chủ yếu là màu trắng kem hoặc màu vàng, mắt gỗ cũng khá nhiều nhưng mắt gỗ nhỏ. Trong lõi gỗ thông thường có màu đỏ. |
Nên chọn đồ nội thất gỗ nào?
Loại gỗ | Ưu điểm | Nhược điểm |
Gỗ sồi | Vân gỗ cực kỳ đẹp và mịn màng, chất gỗ rất tốt. Đa phần khi sử dụng loại gỗ này người ta thường giữ nguyên vân gỗ | Giá thành cao, không có nhiều ở Việt Nam |
Gỗ cao su | Màu sắc gỗ bắt mắt, tươi sáng, chất gỗ chắc chắn, chịu lực tốt | Thường ở dạng gỗ ghép |
Gỗ tràm | Chịu lực khá ổn, chất liệu rất dễ tìm và giá thành rẻ | Vân gỗ ở mức trung bình do có quá nhiều mắc gỗ nên ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ |
Gỗ thông | Chất gỗ rất nhẹ, dễ gia công. Giá thành cực kỳ rẻ. | Dễ công vênh, chịu lực kém |
Độ bền và giá thành theo mức độ giảm dần: Gỗ sồi –> Gỗ cao su –> Gỗ tràm –> Gỗ thông.